(Beta) Về việc Facebook cấm các thuyết âm mưu về anti-vaxx

Có một vài suy nghĩ sau khi đọc xong bài này trên tờ Independent: Covid vaccine: Facebook to ban anti-vaxx conspiracy theories.

1. Facebook là gì để có thể phân định đâu là fake news và đâu không phải là fake news? Có fake news thì dễ phân biệt, có fake news thì không, vậy Facebook, với vai trò là một platform, social network site, có đủ khả năng thẩm định các fake news tinh vi hay không?

2. Facebook, suy cho cùng vẫn là một tập đoàn hoạt động dựa trên lợi nhuận và phải trả cổ tức cho các cổ đông. Vậy, Facebook có đảm bảo rằng các thuật toán loại bỏ fake news sẽ hoạt động vì lợi ích cộng đồng, thay vì lợi nhuận? Liệu rằng giả sử có, thì có cơ chế nào để giám sát việc đó?

3. Facebook nói rằng trước giờ mình đã hợp tác với Fullfact, một tổ chức phi lợi nhuận ở Anh, nhằm giải quyết tình trạng đưa tin giả. Câu hỏi đặt ra là, mức độ hợp tác của hai bên tới đâu, và vai trò thật sự của Fullfact là gì? Liệu rằng Fullfact có khả năng phân định các fake news tinh vi hay không, và liệu mức độ trung lập của Fullfact tới đâu?

4. Said by Tom Phillips, một editor từ Independent rằng: “But at the same time, it is important to remember the importance of free speech. It’s not illegitimate to have questions or worries about the vaccine and it’s important that we don’t just react by trying to suppress those questions. We allow people to ask the questions, get good quality answers, and make up their minds based on good quality information.” Mình hoàn toàn đồng tình với ý kiến này. Làm thế nào để vạch ra giữa một bên là quyền tự do ngôn luận, và một bên là fake news? Liệu rằng Facebook có là một chủ thể cản trở sự dân chủ và tự do hay không? Do đó, theo mình, một khung pháp lý rõ ràng về vấn đề này là thật sự cần thiết.

5. Mình lo ngại về quyền lực quá lớn của Facebook nói riêng và các social network nói chung. Chúng ta có tam quyền phân lập: lập pháp – hành pháp – tư pháp đối trọng và giám sát nhau. Nhưng chúng ta cũng có một không gian khác: không gian mạng. Lúc này, Facebook sẽ đóng vai trò lập pháp (thiết lập các tiêu chuẩn cộng đồng), hành pháp (thực thi bằng việc xoá, boost các post bằng thuật toán có/không có chủ đích), tư pháp (xoá bài viết, ban người dùng, đánh giá kháng cáo). Như số 4, liệu rằng các quyền cơ bản của con người có còn được đảm bảo? Thiệt ra đây không phải là vấn đề mới, nhưng mà, vẫn phải lưu ý.

6. Pháp luật sẽ đóng vai trò gì trong quá trình đó? Câu này mời các bạn thảo luận thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *