Giới thiệu

  1. Về antitrusttech.com
  • antitrusttech.com là một dự án được sáng lập nhằm tạo nên một diễn đàn trao đổi về nhiều chủ đề pháp lý khác nhau, trong đó chú trọng vào lĩnh vực Antitrust law (Luật về cạnh tranh) và Digital law (Luật về Công nghệ).
  • Đây là một dự án phi lợi nhuận, với mong muốn giới thiệu những kiến thức về các chủ đề này cho giới nghiên cứu và sinh viên ở Việt Nam. 
  • Các bài viết được đăng tải trên trang web này thể hiện quan điểm của tác giả, không phản ánh quan điểm của antitrusttech.com.
  1. Chủ đề bài viết
  • Các bài viết trên antitrusttech.com có thể liên quan đến chủ đề pháp lý khác nhau, tuy nhiên, những lĩnh vực được ưu tiên bao gồm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về công nghệ. Phạm vi của pháp luật không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, ngoài ra các bài viết đa lĩnh vực (inter-discipline) luôn được khuyến khích.
  • Đối với pháp luật về cạnh tranh, một số các mảng có thể tham khảo bao gồm (danh sách không hạn chế):
    + Lý thuyết trò chơi và mối liên hệ với pháp luật cạnh tranh;
    + Mục đích của luật cạnh tranh;
    + Các khái niệm cơ bản của luật cạnh tranh và sự phát triển các khái niệm này;
    + Thông đồng ngầm;
    + Quản lý cạnh tranh đối với các doanh nghiệp lớn về công nghệ (‘tech giants’);
    + Quản lý cạnh tranh trên các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI) hay chuỗi khối (blockchain);
    + Các công cụ thực thi mới đối với pháp luật cạnh tranh;
    + Quản lý cạnh tranh trong các thương vụ M&A.
  • Đối với pháp luật về công nghệ, một số các mảng có thể tham khảo bao gồm (danh sách không hạn chế):
    + Lý thuyết về công nghệ và pháp luật (code is law, law is code, theory of granularity, pathetic dot theory, regulatoty infiltration);
    + Các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư trên không gian số (data protection – GDPR, cookies);
    + Algorithm – AI (các khía cạnh đạo đức, phân biệt đối xử);
    + Blockchain (smart contract, public/private blockchain, decentralized system);
    + Internet of Things (IoT, khía cạnh quyền riêng tư, thu thập thông tin, tracking theo dõi thông tin);
    + Các vấn đề giữa công nghệ và nền dân chủ;
    + Mối liên hệ giữa luật cạnh tranh – luật về bảo vệ dữ liệu – luật bảo vệ người tiêu dùng.
  1. Nội dung bài viết 
  • “Tự do trong quan điểm” là yếu tố xuyên suốt đối với các bài viết trên antitrusttech.com. Tác giả luôn được đảm bảo sự tự do trong việc thể hiện quan điểm trong các bài viết của mình. Các quan điểm này không nhất thiết phải là quan điểm của antitrusttech.com hay của các tác giả khác. 
  • Tuy nhiên, nội dung bài viết phải phù hợp với chủ đề mà tác giả lựa chọn, chúng tôi khuyến khích tác giả chia ra các luận điểm, vấn đề và nên có câu hỏi nghiên cứu (research question).
  • Các hướng đối với nội dung bài viết (danh sách không hạn chế):
    + Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả;
    + Bài viết giới thiệu về một vấn đề pháp lý;
    + Bài viết tóm tắt/giới thiệu/dịch về một/nhiều bài viết khoa học pháp lý;
    + Bài viết phản biện của tác giả về một bài viết có sẵn;
    + Bài viết nêu lên các vấn đề pháp lý mới/gợi ý nghiên cứu.
  1. Định dạng và ngôn ngữ của bài viết
  • Bài viết có độ dài tối thiểu 900 chữ (đối với tiếng Việt), và 600 chữ (đối với tiếng Anh). Trong trường hợp dung lượng bài viết lớn, ban biên tập sẽ tách thành các kỳ khác nhau. 
  • Bài viết được khuyến khích bao gồm phần giới thiệu ngắn và tối đa 5 từ khoá (tags) để tiện theo dõi. Trong trường hợp tác giả không có phần giới thiệu và từ khoá này, ban biên tập sẽ hỗ trợ. 
  • Trong bài viết, tác giả có thể kèm theo bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh, video clip hoặc các nội dung đa phương tiện khác. Trong trường hợp là video clip, các tác giả được yêu cầu cung cấp đường dẫn youtube để hỗ trợ ban biên tập vì lý do kĩ thuật. 
  • Về ngôn ngữ, tác giả có thể trình bày bài viết dưới dạng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. 
  1. Trích dẫn và tài liệu tham khảo
  • Cần lưu ý, antitrusttech.com không phải là một tạp chí khoa học, do đó, các trích dẫn không có tiêu chuẩn cao và khắc khe như các bài báo khoa học. 
  • Tuy nhiên, tác giả được yêu cầu phải đáp ứng các quy tắc trích dẫn cơ bản. 
  • Các quy tắc trích dẫn cơ bản này bao gồm:
    + Trích dẫn đối với các ý kiến, quan điểm, dẫn chứng, số liệu từ các nguồn được sử dụng (các nguồn sơ cấp và thứ cấp).
    + Tác giả được tuỳ nghi sử dụng chuẩn trích dẫn của mình (ví dụ như Oscola, APA, Havard, Bluebook).
    + Tuy nhiên, trong một bài viết, chuẩn trích dẫn phải thống nhất và tương thích với nhau.
    + Sự tồn tại của danh mục tài liệu tham khảo phụ thuộc vào chuẩn trích dẫn mà tác giả sử dụng.
  1. Gửi, đăng tải và xoá bài viết
  • Bài viết cho antitrusttech.comvui lòng gửi đến địa chỉ contact@antitrusttech.com với định dạng tiêu đề: [antitrusttech.com] tên_gửi bài viết.
  • Trong vòng 02 ngày làm việc khi tác giả gửi bài viết, ban biên tập sẽ gửi email xác nhận về việc tác giả đã gửi bài viết. 
  • Trong vòng 10 ngày làm việc khi tác giả gửi bài viết, ban biên tập sẽ gửi email về việc (i) sẽ đăng tải bài viết, (ii) sẽ đăng tải bài viết và yêu cầu tác giả chỉnh sửa các nội dung hoặc hình thức, (iii) từ chối đăng tải bài viết. Trong trường hợp ban biên tập từ chối đăng tải bài viết, ban biên tập có nghĩa vụ giải thích lý do đến tác giả.
  • Thời gian đăng tải bài viết sẽ được ban biên tập quyết định nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày tác giả gửi bài viết cho antitrusttech.com.
  • Tác giả được quyền yêu cầu chỉnh sửa hoặc xóa bài viết sau khi bài viết được đăng tải trên antitrusttech.com.
  • Đối với vấn đề trích dẫn lại bài viết, antitrusttech.com yêu cầu các bên sử dụng khác ngoài antitrusttech.com phải trích dẫn lại tên tác giả, tên bài viết và đường dẫn tới trang antitrusttech.com.